Làm thông dịch viên tiếng Hàn có cần phải giỏi tiếng Việt?


Thông dịch viên tiếng Hàn là một từ khóa cực “hot” ở Việt Nam trong những năm gần đây. Nhiều người nghĩ rằng thông dịch viên là những người rất giỏi ngôn ngữ nước ngoài và không cần phải học thêm tiếng Việt. Quan điểm này có thực sự đúng? Hãy theo dõi bài viết sau của Hàn Ngữ SOFL.

Thông dich viên là ai?

Thông dịch viên tiếng Hàn là gì?

“Thông dịch” vốn là một từ ghép, hiểu nôm na “thông” trong từ thông qua, sự thông tin giữa 2 bên (ở đây là 2 ngôn ngữ Hàn - Việt), “dịch” tức là từ ngôn ngữ này (bản gốc) kể lại, ghi chép lại sang ngôn ngữ kia (bản dịch) mà không làm mất đi nội dung, ý nghĩa gốc của thứ cần dịch.

Có nhiều danh từ chỉ nghề phiên dịch ta thường bắt gặp như dịch thuật, biên dịch viên (làm việc trên giấy tờ), phiên dịch viên (làm việc trực tiếp qua lời nói, đoạn hội thoại).

Mức lương thông dịch viên tiếng Hàn

Hiện nay mức lương của một người phiên dịch tiếng Hàn sẽ dao động từ khoảng 220 – 330 nghìn/giờ tương đương với mức thu nhập 15 – 45 triệu/tháng tùy vào tính chất công việc và hợp đồng. Có nhiều người thậm chí có thu nhập từ 4 - 7 triệu một ngày nhờ những lời mời đi dịch trong các cuộc họp, cuộc hội thảo cao cấp.

Những người làm biên dịch viên có thể mức lương sẽ thấp hơn một chút vì hầu hết họ là những người làm theo ca, làm trong các doanh nghiệp công ty, nhiệm vụ là dịch văn bản, giấy tờ, đơn phiếu. Thu nhập bình quân khoảng 10 - 20 triệu/tháng. Hiện nay cũng có rất nhiều người vừa làm nhiệm vụ biên dịch, vừa làm phiên dịch cho cấp trên trong công ty để cải thiện thu nhập.

Đây quả là một nghề có thu nhập cao và ổn định đúng không? Vậy bạn có biết làm một thông dịch viên tiếng Hàn có nhất thiết phải giỏi tiếng Việt hay không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời nhé!

Tiếng Việt có cần thiết với thông dịch viên tiếng Hàn?

Làm thông dịch viên tiếng Hàn có cần giỏi tiếng Việt?

Nhiều người nghĩ làm nghề dịch thuật tiếng Hàn thì điều quan trọng nhất là phải giỏi tiếng Hàn, nghe - nói tiếng Hàn tốt và am hiểu văn hóa đất nước đó là được, còn tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ thì không cần phải học thêm. Tuy nhiên, đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Xuất phát từ nhiệm vụ và ý nghĩa của người phiên dịch. Khi đi dịch, những người khác sẽ không quan tâm đến khả năng tiếng Hàn của bạn cao siêu như thế nào hay bạn có nhiều bằng cấp giỏi ra sao vì đó là những thứ bắt buộc bạn phải có.

Họ chỉ quan tâm khả năng truyền tải giữa 2 ngôn ngữ của bạn có dễ hiểu, chính xác và phù hợp với văn hóa, đất nước của họ hay không. Nếu thế, bạn không thể chỉ giỏi ngôn ngữ thứ 2 của mình mà cần phải giỏi cả tiếng Việt Nam, đó là điều bắt buộc đầu tiên.

Am hiểu tiếng Việt bạn sẽ thể hiện đoạn dịch của mình trôi chảy hơn, dùng câu từ chuẩn xác với ngôn ngữ, thị hiếu đọc - hiểu và phong tục người Việt Nam.

Ví dụ khi dịch sách - báo hay một đoạn viết luận, tiếng Hàn hay có cụm từ “혼전동거” (hôn - chon - thông - co), đây là câu thành ngữ vay mượn từ tiếng Hán của Trung Quốc, dịch sát nghĩa tiếng Hàn là “Hôn tiền đồng cư”. Người phiên dịch không thể bê nguyên si nghĩa từ này để dịch cho người Việt Nam đọc hay nghe, vì sẽ không ai hiểu được cụm từ đó là gì.

Lúc này, vốn tiếng Việt dồi dào là rất cần thiết, những người thông dịch tốt là những người có khả năng diễn giải vấn đề. Có thể dịch nôm na là “những người sống với nhau mà chưa đăng ký kết hôn”, “những người chưa kết hôn mà sống chung với nhau như vợ chồng”, nếu cần một cái title ấn tượng, lôi kéo người xem thì sẽ dịch là “sống thử”. Tất nhiên bạn cần phải biết tình huống thực tế là gì để dịch cho phù hợp.

Am hiểu tiếng Việt bạn sẽ dễ dàng thể hiện đầy đủ và chính xác nội dung mình phiên dịch mà không vướng mắc hay bí từ khi dịch trực tiếp - điều này cần thiết cho những phiên dịch tiếng Hàn. Bạn hiểu tiếng Hàn tốt nhưng không diễn giải nó bằng tiếng Việt một cách chính xác và thu hút nhất thì người khác cũng không đánh giá cao khả năng thông dịch của bạn, thậm chí còn hiểu sai nghĩa của câu nói. Đây là một điều rất kiêng kị và nên đặc biệt tránh trong những cuộc họp quan trọng của công ty hay những đối tác.

Dùng câu chữ tiếng Việt tốt, hợp lý bạn sẽ góp phần truyền tải được “linh hồn” của bài biên dịch đến người đọc (nhất là những bài biên dịch về sách, tạp chí, truyện, thơ), giúp người đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích, chính xác về văn hóa, con người - đây là một cách kết nối 2 nền văn hóa Hàn - Việt lại gần với nhau.

Ý kiến của bạn về vấn đề trên như thế nào? Hãy để lại những chia sẻ với Hàn Ngữ SOFL dưới bài viết này nhé! Chúc bạn sớm trở thành một thông dịch viên tiếng Hàn có chuyên môn cao và kỹ năng tốt.

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget